Cấu Hình Tối Ưu WP Super Cache

Bài viết bởi Lại Hưng, cập nhập ngày 01/11/2019 

Cùng tìm hiểu cách cấu hình WP Super Cache tối ưu nhất cho một trang WordPress với Tăng Tốc WP nhé 🚀.

cấu hình tối ưu wp super cache

Tại sao?

Trước tiên, đây là một plugin mạnh mẽ và (quan trọng hơn) miễn phí.

Ngoài WP Rocket được xếp hạng số 1 về tối ưu WP hiện này và mình cũng đang sử dụng phần mềm này (mình cũng có hướng dẫn cấu hình WP Rocket). Nhưng WP Super Cache vẫn là một lựa chọn tuyệt vời, hơn hết là bởi vì nó miễn phí.

Mình sẽ chỉ cho bạn cách thiết lập cài đặt WP Super Cache bao gồm tab Advanced, CDN và Plugin.

Nếu bạn đang sử dụng NGINX server, bạn sẽ cần chỉnh sửa tệp tin cấu hình để sử dụng toàn bộ WP Super Cache, đặc biệt là sử dụng disk-base cache. Nếu bạn không muốn làm điều này, mình khuyên bạn nên thử một cache plugin khác (WP Rocket, WP Fastest Cache hoặc W3 Total Cache ), vì các cache plugin này không yêu cầu bạn chỉnh sửa tệp cấu hình NGINX.

Cùng bắt đầu tối ưu WP Super Cache nhé.

Cấu Hình Tối Ưu WP Super Cache

1. Cấu hình WP Super Cache - Easy

Wp Super Cache easy
  • Caching (On) - cho phép lưu vào cache, một cách dễ dàng để cải thiện thời gian tải.
  • Test cache - kiểm tra xem cache có hoạt động không. Nếu bạn thấy lỗi, hãy chuyển đến tab Advanced và điều chỉnh một số tùy chọn (thử tắt "compress pages" và "cache rebuild").
  • Delete cache - nếu bạn thực hiện cập nhật cho trang web của mình, đặc biệt là các tệp CSS hoặc JavaScript và bạn thấy một phiên bản đã cũ của trang web của bạn, delete cache sẽ làm mới trang thành phiên bản mới nhất.

2. Advanced

Wp Super Cache Advanced Tab 1
  • Caching (Enable) - cho phép bộ đệm.
  • Cache delivery method - chế độ simple là cách đơn giản nhất và thường được dùng cho những người chưa có kinh nghiệm lập trình. Chế độ Expert sử dụng tính năng mod_rewrite của Apache để phục vụ các tệp static html và nó nhanh hơn chế độ simple, nhưng nếu bạn không muốn phải chỉnh sửa các tệp PHP, hãy sử dụng chế độ simple.
  • Don’t cache pages for known users (Enable) – nếu bạn cho phép chức năng này không hiển thị các trang được lưu trong bộ nhớ cache cho những người đã truy cập trang web của bạn trước đó. Chức năng này mình thấy nó tốt,bởi vì người dùng truy cập thường xuyên muốn xem nội dung mới (ví dụ: trang blog mới của bạn ) mà điều đó sẽ không xảy ra nếu bạn vô hiệu hóa (disable) nội dung này.
  • Don’t cache pages with GET parameters. (?x=y at the end of a url) (Enable) – bộ nhớ các trang sẽ khác nhau với mỗi người dùng khác nhau (nếu bạn chạy các trang bán hàng như Facebook/Google). GET Params là một plugin tuyệt vời cho việc này.
  • Compress pages so they’re served more quickly to visitors (Enable) - nó là "Gzip Compression item in GTmetrix/Pingdom". Sau khi kích hoạt tính năng này, hãy xem trang chủ của bạn và tìm kiếm các lỗi định dạng đáng chú ý. Nếu có lỗi, hãy vô hiệu hóa (Disable) nó.Còn nếu không, cho phép (enable) chức năng này.
  • Cache HTTP headers with page content (Disable) - làm cho các trang được lưu trong bộ nhớ cache nhanh hơn, khiến WP Super Cache chuyền PHP (chậm hơn) nhưng lại chuyền tệp tĩnh (nhanh hơn). Đây là một sự đánh đổi, nhưng nếu bạn sử dụng các plugin để gửi thêm các tiêu đề thì hãy kích hoạt (Enable) mục này. Nếu không hãy để (Disable).
  • Cache rebuild. Serve a supercache file to anonymous users while a new file is being generated (Enable) - hiển thị trang được lưu trong bộ nhớ cache nếu một tệp mới đang được tạo ra.
  • 304 not modified browser caching. Indicate when a page has not been modified since it was last requested. (Enable) - ngăn chặn cập nhật cache trên các trang 'tag' (lưu server resources ).
  • Make known users anonymous so they’re served super-cached static files (Enable) – tìm những phần cài đặt "don’t cache pages for known users" (không lưu trữ cho những người dùng đã biết ) và sửa nó thành lưu trữ cho mọi người.
cài đặt Wp Super Cache Advanced Tab 2
  • Enable dynamic caching – (Enable) - cho phép cache ẩn cho nội dung động (nội dung mà đang thay đổi) như là quảng cáo, bộ đếm số lượng người dùng truy cập được hiển thị công khai hoặc thậm chí các đề xuất của Amazon.
  • Mobile device support. (External plugin or theme required. See the FAQ for further details.) (Enable) - nếu sử dụng mobile plugin như WPtouch hoặc chủ đề về mobile,chức năng này sẽ lưu trữ các trang mobile.
  • Remove UTF8/blog charset support from.htaccess file. Only necessary if you see odd characters or punctuation looks incorrect. Requires rewrite rules update – (Disable) - nếu bạn thấy các ký tự lạ trên trang web của mình (â € ™), cho phép mục này và những ký tự lạ sẽ được xử lý. Nếu không muốn,bạn có thể để nó là " Disable".
  • Clear all cache files when a post or page is published or updated – (Enable) - nếu bạn đăng công khai một bài post và bạn cũng có một danh sách blog (ví dụ: trên trang chủ của bạn) và muốn đảm bảo rằng nó đã được cập nhật với bài đăng mới nhất, phần này sẽ xóa bộ nhớ cache và đảm bảo nội dung mới đang được hiển thị.
  • Extra homepage checks. (Very occasionally stops homepage caching) (Enable) - tương tự như cài đặt trước đó,chức năng này sẽ đảm bảo các bài đăng blog mới nhất của bạn đang được hiển thị trên trang chủ (nếu bạn có danh sách blog "blogroll"). Điều này cũng có thể áp dụng cho những phần nội dung động trên trang chủ.
  • Only refresh current page when comments made -kích hoạt (Enable) điều này nếu bạn có nhiều bình luận, vì độc giả muốn xem nội dung mới nhất (bạn không muốn làm mới tất cả cache để làm điều này).
  • List the newest cached pages on this page (Disable) - hiển thị các trang đã được lưu trong bộ nhớ cache.
  • Coarse file locking. You do not need this as it will slow down your website (Disable).
  • Late init. Display cached files after WordPress has loaded (Enable) - cho phép những nội dung động. Nếu bạn thấy lỗi "super cache dynamic page detected but late init not set" thì hãy sửa nó.
  • Cache location – (Giữ Nguyên) - không thay đổi phần này, hãy để hướng dẫn mặc định là ổn.
Timeout Wp Super Cache
  • Cache Timeout – 1.800 là tốt cho hầu hết các trang web, các trang web có lưu lượng truy cập cao có thể hạ mức này xuống còn 1.800. Đây là tần số các trang được lưu trong bộ nhớ cache hết hạn và sẽ bị loại bỏ. Nếu bạn đặt quá chậm, người dùng sẽ không bao giờ thấy phiên bản được lưu trong bộ nhớ cache. Nếu quá nhanh, nó có thể làm tiêu tốn nhiều tài nguyên máy chủ.
tối ưu hóa Wp Super Cache
  • Accepted filenames & rejected URIs – chỉ định các trang bạn không muốn được lưu trữ. Phần này thường được sử dụng để loại trừ các trang thương mại điện tử hoặc các trang được cập nhật rất thường xuyên.
    Ví dụ:
    • /shop/
    • /shop/account/
    • /shop/checkout/
    • /shop/cart/
    • /shop/confirm-order/
Rejected User Agent Wp Super Cache
  • Rejected user agents – ngăn chặn người dùng lưu vào các trang. Những công cụ tìm kiếm phổ biến nhất như Googlebot và Bingbot, nhưng đây là danh sách đầy đủ các tác nhân người dùng bạn có thể xem. Nếu sử dụng WPtouch, bạn cũng sẽ muốn thêm toàn bộ danh sách các tác nhân người dùng di động của họ tại đó.
  • Lock down – chuẩn bị cho server của bạn tăng lưu lượng truy cập (trong khi khóa, các bình luận mới về bài đăng sẽ không làm mới các tệp tĩnh được lưu trong bộ nhớ cache). Điều này sẽ tiết kiệm tài nguyên máy chủ (server resources ) và giúp ngăn chặn trang web của bạn bị sập. Chỉ kích hoạt (Enable) tính năng này nếu bạn nhận thấy lưu lượng truy cập tăng vọt.
  • Directly cached files – nếu bạn biết một trang web sẽ có lưu lượng truy cập tăng đột biến, hãy thêm chúng vào mục này.
  • Fix configuration – khôi phục cài đặt WP Super Cache mặc định.

3. CDN

Wp Super Cache Cdn

CDN (content delivery network) lưu trữ các tập tin nặng của trang web của bạn trên nhiều trung tâm dữ liệu trên toàn quốc/thế giới, giúp giảm khoảng cách địa lý giữa máy chủ và khách truy cập của bạn. Điều này giúp giảm thời gian tải và được đề xuất trong hướng dẫn tối ưu hóa WordPress.

Một vài nhà cung cấp CDN có tiếng trên thế giới như: Cloudflare, Stackpath, Cloudfront. Trong nước, chúng ta cũng có Bizfly, Vegacdn, Vietnamcdn.

Cách cấu hình CDN trong WP Super Cache như sau.

  • Site URL: địa chỉ chính xác website của bạn.
  • Off-site URL và Additional CNAMES: Địa chỉ CDN cho website của bạn. Nếu sử dụng SSL, hãy kiểm tra và bỏ qua các URL https để tránh các lỗi nội dung hỗn hợp.
  • Skip https URLs to avoid "mixed content" errors: Bật nếu bạn có sử dụng nội dung không bảo mật trên website (http).

4. Contents

Cache Content

Miễn là thời gian "cache timeout" của bạn được cài đặt phù hợp trong cài đặt Advanced thì các trang đã lưu trong bộ nhớ cache đã hết hạn của bạn sẽ bị xóa và chúng sẽ không gây áp lực cho máy chủ của bạn. Khi làm việc trên trang web, bạn cũng có thể thay đổi thành CSS/JS (ví dụ: hình nền) và xem nhiều phiên bản của bộ nhớ (hoặc bạn có thể không thấy rằng CDN của bạn đang hoạt động). Trong trường hợp như vậy, xóa bộ nhớ cache sẽ giúp khắc phục điều này.

  • Delete cache - làm mới cache trong trường hợp bạn thấy các phiên bản cache cũ của các trang.

5. Preload

Preload là một chức năng làm mới khi tất cả các trang được lưu trong bộ nhớ cache bị xóa và làm mới trong một bước. Mình sẽ kích hoạt (Enable) phần này vì nó cải thiện cả tốc độ ghi vào mục lục và trang web. Tuy nhiên, Preload tiêu tốn rất nhiều tài nguyên máy chủ gây sức ép cho máy chủ của bạn và có thể làm cho trang web của bạn bị chậm. Theo mặc định, nó được đặt để refresh preloaded cache files every 600 minutes. Nhưng bạn nên tăng con số này nếu nó gây quá tải cho máy chủ của bạn, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng dịch vụ shared hosting. Bạn cũng có thể để nó về 0 nếu bạn không muốn các tập tin tĩnh hết hạn trừ khi bạn tự refresh cache.

6. Plugin

Để nguyên mọi thứ, trừ khi bạn đang sử dụng plugin Bad Behavior, plugin WordPress MU Domain Mapping hoặc plugin WPtouch, trong trường hợp đó bạn sẽ kích hoạt tương thích cho những thứ đó.

7. Debug

Giữ nguyên thiết lập có sẵn.

Và như vậy là hoàn thành việc cấu hình tối ưu WP Super Cache cho WordPress rồi. Chúc bạn thiết lập và tối ưu thành công cho website của mình nhé.

Bài viết bởi Lại Hưng
Cám ơn bạn đã quan tâm tới blog Tăng Tốc WP. Đây là nơi mình chia sẻ các mẹo tối ưu tốc độ Wordpress, đánh giá hosting. Nếu lần đầu ghé thăm, vào đây. Nếu bạn quan tâm tới dịch vụ tối ưu chuyên nghiệp, vào đây.
[bodymovin anim_id="10412" loop="true" lazyload="true" autoplay_viewport="true" autostop_viewport="true" align="center"]

Tăng Tốc WP giúp bạn tối ưu Wordpress

Nhập vào địa chỉ website bên dưới, mình sẽ đánh giá tốc độ website và gửi cho bạn thông tin qua email
blog after content lead

Lưu ý: nhập chính xác Tên Miền Website và Email.
crossmenu